Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Nguồn gốc và công dụng của cây Mật nhân

Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia, Ở Việt Nam còn gọi là cây bách bệnh, bá bệnh, sâm TongcatAli, sâm alipas mật nhơn hay hậu phác nam. Là loại cây gỗ lớn. Cây được phân bố ở châu á và châu  chủ yếu ở khu vực tây nguyên và tây trung bộ.
Theo quan niệm dân gian cây mật nhân với tên gọi bách bệnh là một loài cây thuốc quý chữa trị nhiều căn bệnh như giải độc gan, đau nhức xương khớp, tăng cường miễn dịch, chống lão hóa chữa khí hư,huyết kém,trị mụn trứng cá và được quý ông đặt tên là thần dược vì công dụng nó mang lại tăng cường sinh lí, kích thích ham muốn
Trong y học loại cây này được nghiên cứu và cho ra kết luận khá bất ngờ. Thành phần chính của cây mật nhân có chất đắng là Quasin có nhiều ở rễ và vỏ cây. có công hiệu cải thiện chức năng sinh lý và tăng cường sức khỏe tình và kích thích tình dục ( giúp cơ thể tăng tiết hoóc-môn ở nam một cách tự nhiên đó là testosterone, tăng cường khả năng sinh lý, giúp nam giới đẩy nhanh và duy trì trạng thái cường dương), bổ sung năng lượng cho cơ thể, giảm đau, giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u, giải độc gan, chống lão hóa và trị mụn
Theo Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, tác dụng đến can và thận, có công dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, nhức mỏi xương khớp rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa cảm cúm, chữa khí hư. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh ở phụ nữ, trị mụn hạch ở ngực đau tức ngực
Cách sử dụng cây Mật nhân
Ngày nay do nguồn cung cấp quá lớn nên người dân sẵn sàng tìm kiếm, tận diệt loại thảo dược này, vì nhu cầu và lợi nhuận họ bất chấp bán hàng giả,kém chất lượng quý khách lưu ý khi chọn hàng và phân biệt cây mật nhân thật và giả. Rễ và cây có đặc điểm vỏ vàng nhạt khi bóc vỏ có mùi thơm nhẹ thân và ruột vàng óng,thử có vị rất đắng, rễ chứa nhiều tinh dầu nên có mùi thơm
Bộ phận thường dùng là rễ và vỏ thân cây, chứa nhiều Quasin, còn lá được dùng nấu nước tắm trị ghẻ chốc da. Rễ của cây mật nhân xát lát nhỏ, phơi khô vài nắng, sao vàng hạ thổ sắc nước uống dùng dần chủ yếu là đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30 - 40g, ngâm trong 20-25 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20 - 50ml rượu mật nhân. Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hoặc kết hợp hạt nhằm tăng hiệu quả điều trị. Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được
Vỏ phơi khô tán bột ngâm rượu hay làm thành viên uống. Ngày dùng 4 đến 6g
Ngoài ra có thể dùng Cao được tinh chế từ gốc, rễ cây mật nhân dạng cao cô đặc màu đen ngày uống 6-8 viên chia làm 2 lần uống trước khi ăn khoảng 10 phút hoặc sau khi no
Lưu ý : không dùng cho phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét