Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Tất tần tật về ổi mà bạn phải biết

Ổi có nhiều chất xơ, giúp hạ cholesterol trong máu, chống đông máu; ổi còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng trọng cho người ốm yếu…

Xem thêm: cay no ngay dat

http://thegioivitamin.org/wp-content/themes/shopperpress/thumbs/2014/11/cay-no-ngay-dat-kho-300x300.jpg
Tất cả chúng ta đều đã ít nhất một lần thử qua hương vị thơm ngon của ổi hoặc ít ra cũng đã thấy được hình dạng của trái ổi. Đây là một loại trái cây biểu tượng của nhiều quốc gia ở châu Á. Ổi có tên khoa học là Psidium guajava.

Ổi là một “kho dinh dưõng” mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho con người. Nếu người Mỹ và châu Âu có câu “Mỗi ngày ăn một quả táo sẽ không cần gặp bác sĩ” thì người Ấn Độ và những nơi có sự hiện hữu của ổi đã có câu “vài trái ổi trong mùa sẽ không cần gặp bác sĩ nguyên năm”.

Ổi - loại trái cây dễ tìm, giá rẻ, lại rất tốt với sức khỏe con người Ảnh: Hồng Thanh

Do ổi chứa rất nhiều các tác nhân làm se nên có tác dụng hỗ trợ cho một đường ruột yếu ớt khi bị tiêu chảy. Những tác nhân làm se này có tính kiềm tự nhiên và có thêm chức năng kháng khuẩn, tẩy uế, nhờ đó có tác dụng chữa lỵ bằng cách ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật và loại bỏ những chất nhầy thặng dư trong ruột. Bên cạnh đó, những chất dinh dưỡng có trong ổi như vitamin C, carotenoids có tác dụng “bồi dưỡng” hệ tiêu hóa.
Do những đặc tính trên, ổi còn kiêm luôn chức năng hỗ trợ ruột và dạ dày trong những trường hợp những bộ phận này bị viêm nhiễm. Ổi cũng rất giàu chất xơ, hạt ổi còn phục vụ hệ tiêu hóa như một chất nhuận tràng, do đó ăn ổi sẽ giúp ruột giữ nước, làm sạch hệ tiêu hóa và các dịch bài tiết.

Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc làm giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp. Thịt quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm virus.

Ổi giúp cải thiện cấu trúc da và ngăn ngừa những bệnh về da tốt hơn bất cứ những loại kem mỹ phẩm nào nhờ vào tính chất làm se của trái ổi và lá ổi. Bạn có thể hưởng thụ những lợi ích này của ổi bằng cách ăn ổi hoặc rửa da bằng dịch sắc của trái ổi hoặc lá ổi (ổi non có tác dụng tốt hơn). Bên cạnh đó, do ổi rất giàu vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, có tác động như những chất chống ôxy hóa, nhờ vậy giúp cho da tránh khỏi những dấu hiệu lão hóa.
Xem thêm: cây nở ngày đất chữa bênh gout

Ổi còn giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa quá trình làm máu trở nên đặc, vì vậy làm tăng tính linh động của máu, giúp máu thoát khỏi họa “kẹt xe” và lưu thông trong cơ thể một cách dễ dàng hơn. Nhiều nghiên cứu y học cho thấy nếu cơ thể chúng ta tiêu thụ những loại thực phẩm không có chất xơ thì dễ bị dính chứng cao huyết áp, thực phẩm được tiêu thụ sẽ mau chóng chuyển thành đường. Do ổi có nhiều chất xơ, có chỉ số đường huyết (glycemic index) thấp nên cũng có tác dụng hạ huyết áp.

Gần đây, ổi cũng đã trở thành “đối tượng săn lùng” của phụ nữ. Ngoài hương vị khoái khẩu, ổi còn có chức năng giúp giảm cân do ổi có chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất, ít carbohydrates nên có thể giúp thỏa mãn cảm giác thèm ăn một cách nhanh chóng. Chỉ cần một quả ổi vào buổi trưa cũng có thể giúp cơ thể có cảm giác no tới bữa tối.

Có nghịch lý là ổi lại giúp tăng trọng cho những người có thân hình ốm yếu. Điều này được các nhà khoa học giải thích rằng các chất dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất có trong ổi sẽ giúp sự chuyển hóa xảy ra một cách đúng đắn, nhờ đó sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể sẽ diễn ra “ăn ý” hơn.

Ổi đem lại lợi ích về sức khỏe vô cùng to lớn, có khả năng chữa một số bệnh như tiêu chảy, lỵ, táo bón, ho, cảm, các bệnh về da cũng như các trường hợp bị cao huyết áp, béo phì, hoại huyết.

Xem thêm: cây nở ngày đất chữa bệnh gì

Những điều cần biết về củ cải đỏ

Củ cải đỏ (củ cải đường) không chỉ cung cấp cho bạn nhiều vitamin mà còn giúp giải độc tố một cách hiệu quả.
Xem thêm: cay no ngay dat

 1. Cung cấp nhiều vitamin
Củ cải đường chứa rất nhiều vitamin C, vitamin A (đặc biệt là ở lá), vitamin B9, sắt, kali, magiê, axit folic và betaine... Củ cải đường có tác dụng rất tốt cho tim mạch, giảm viêm nhiễm, đặc biệt tại các động mạch như chi, thái dương...

2. Chống ung thư

Củ cải đường chứa nhiều chất chống oxy hóa, như beta-carotene và betacyanins. Các nhà khoa học đã chứng minh, các chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn khối u phát triển và giám sát sự phát triển của tế bào bất thường. Nó đặc biệt có tác dụng trong việc phòng chống ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết và ung thư thận.

3. Giúp giải độc tố

Củ cải đường giúp gan loại bỏ độc tố, đóng vai trò quan trọng việc hồi phục sức khỏe của con người. Một số hợp chất trong củ cải đường giúp trung hòa các độc tố và thải độc trong nước tiểu.

Xem thêm: tac dung cay no ngay dat


Củ cải đường có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Ảnh: Muramur.

4. Tăng hiệu suất thể thao

Nước ép củ cải đường có thể giúp vận động viên cải thiện hiệu suất thi đấu của họ. Nhiều vận động viên ưu tú (phần lớn là các tay đua xe chuyên nghiệp) đã uống nước từ củ cải mỗi ngày.
http://thegioivitamin.org/wp-content/themes/shopperpress/thumbs/2014/11/cay-no-ngay-dat-kho-300x300.jpg
5. Kích thích tình dục

Từ thời La Mã cổ đại, người ta đã thường xuyên ăn củ cải đường để làm tăng hưng phấn, và có được sức khỏe tốt trong chuyện chăn gối. Khoa học hiện đại gần đây cũng đã tìm ra lý do củ cải đường chứa liều lượng của một hóa chất gọi là bo, đóng vai trò trực tiếp trong việc sản xuất hormone tình dục ở người.

Một vài công thức chữa bệnh với củ cải đường:

- Nước ép củ cải đường với cà rốt: Thức uống rất tốt cho việc giải độc cơ thể.

- Nước củ cải tươi hoặc ép (có thể thêm chút gừng): Chữa khản giọng, viêm nhiệt miệng.

- Bánh nhân củ cải (bột mì, bột ngọt, muối tiêu, thịt trộn, dầu cải, dầu vừng với củ cải để làm nhân bánh): Giảm ho, lợi khí.
Xem thêm: cây nở ngày đất trị gút

- Củ cải, lê, gừng, sữa, mật ong... Cho hỗn hợp lên nồi khuấy, nguội bỏ ra hộp để mỗi ngày uống ngày 2 lần: Giảm ho suy nhược.

- Củ cải xào tỏi: Chống táo bón.

- Củ cải đường với 2 trái cam: Món salad tuyệt vời cho mùa lạnh.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Liều thuốc của phụ nữ mang tên cây ích mẫu

Ngay từ thời xa xưa trong dân gian đã có câu ca dao ví von về tác dụng trị bệnh của cây ích mẫu đối với phụ nữ: “Nhân trần, ích mẫu đi đâu/ Để cho gái đẻ đớn đau thế này!”. Ngay cái tên “ích mẫu” là đã gợi lên sự có ích cho phụ nữ rồi.

Ích mẫu còn có tên gọi khác là ích minh, cây sung úy, làm ngài, xác điến, cây chói đèn (Tày), chạ linh lo (Thái). Tên khoa học là Leonurus heterophyllus, họ Lamiaceae, là loại cây mọc hoang hoặc được trồng ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới. Là loại cây giàu dược tính nên đã dùng làm thuốc và ghi đầu tiên trong sách “Bản kinh”.

Xem thêm: cay no ngay dat

http://thegioivitamin.org/wp-content/themes/shopperpress/thumbs/2014/11/cay-no-ngay-dat-kho-300x300.jpg


Ở nước ta ích mẫu mọc hoang và trồng khắp các địa phương ở ven sông, ven suối, ven đường, các bãi và ruộng hoang nơi có đất nhẹ đủ ẩm. Là loại cỏ sống 1 - 2 năm, cao 0,6 - 1m. Thân hình vuông, ích phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ ngắn. Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau.

Lá ở gốc, có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu, lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường xẻ sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa, lá trên cùng phần lớn không chia thùy và hầu như không cuống. Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hay tím hồng, xẻ thành hai môi gần đều nhau. Quả nhỏ, 3 cạnh, vỏ màu xám nâu.

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây thường gọi là ích mẫu thảo; quả thường gọi là sung úy tử. Sau khi trồng được 3 - 4 tháng, khi cây bắt đầu ra hoa mới cắt để lại các chồi gốc cho cây tiếp tục phát triển. Thu hoạch cây vào lúc trời nắng, rửa sạch, dùng tươi, hay phơi trong râm để héo đem nấu cao, hoặc phơi khô để dùng dần.
Xem thêm: cây nở ngày đất chữa bênh gout

Ngoài cây ích mẫu mô tả trên, cần chú ý phát hiện và phân biệt cây ích mẫu Leonurus sibiricus L. (tạm gọi là cây ích mẫu hoa to) vì cây này khác cây ích mẫu nói trên ở hoa to hơn, dài hơn, lá phía trên vẫn chia 3 thùy. Sự khác nhau giữa 2 cây là lá trên cùng không chia thùy, tràng hoa dài 9 - 12mm, môi trên, môi dưới gần bằng nhau... Leonurus heterophyllus lá trên cùng xẻ 3 thùy, tràng hoa dài 15 - 20mm, môi dưới ngắn hơn môi trên...

Thành phần hóa học: toàn cây ích mẫu chứa leonurin, atachydrin, leonuridin. Ích mẫu Việt Nam chứa 3 alcaloid (trong đó có alcaloid có N bậc 4), 3 flavonosid (trong đó có rutin), 1 glucosid có khung steroid. Hạt chứa leonurin. Y học nhận thấy các hoạt chất của ích mẫu có tác dụng trên tử cung, huyết áp, tim mạch, hệ thần kinh, kháng sinh đối với một số vi trùng; ngoài ra có tác dụng đối với viêm thận và phù thũng cấp.

Đông y cho rằng, ích mẫu có vị cay đắng, tính mát, đi vào kinh can và tâm bào nên có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, sinh tân (thải huyết ứ, sinh huyết mới), tiêu thủy nên còn là thuốc có tác dụng trị nhiều bệnh cho chị em như điều kinh tiêu thủy, chữa kinh nguyệt không đều (rối loạn kinh nguyệt), đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, làm an thai, giảm đau, làm dễ đẻ, thống kinh, bế kinh, phù nề cổ trướng...

Hạt dùng vào thuốc phụ khoa, làm cho dạ con mau co lại, co tử cung, làm thuốc lợi tiểu. Hạt ích mẫu có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng bổ can thận, ích tinh sáng mắt, bổ huyết, hoạt huyết và điều kinh. Mỗi ngày dùng 6 - 12g thân lá hoặc hạt sắc uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc sắc lấy nước rửa chữa bệnh sưng vú, chốc đầu, lở ngứa ... Tuy nhiên, nếu dùng ích mẫu quá liều có thể gây sảy thai .

Cách dùng là hằng ngày dùng 10 - 30g bằng cách nấu, sắc, hãm. Cụ thể liều dùng 9 - 30g cây (thân lá) hoặc dùng 4,5 - 9g hạt, sắc nước uống. Cũng có thể dùng cây nấu cao. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngải cứu, hương phụ, nghệ đen. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đặp trị mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sưng vú và chốc đầu.

Chú ý: không dùng ích mẫu cho người huyết hư không ứ, đồng tử giãn. Phụ nữ đang mang thai uống quá liều có thể gây tai biến chảy máu nhiều.

Bài thuốc dùng ích mẫu

Kinh nguyệt không đều, thấy kinh trước kỳ (ngắn vòng), kinh ít, đau bụng trước khi thấy kinh: dùng 20g thân lá sắc uống 10 ngày kể từ ngày thứ 14 sau kỳ kinh.

Viêm thận cấp và phù thũng: ích mẫu tươi 180 - 240g, nấu với 700ml nước và cô lại còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa sau khi đẻ phù thũng, hoặc có thai đi đứng nhiều, xuống máu chân: dùng ích mẫu 20g, ngưu tất, rau dừa nước mỗi vị 15g sắc uống.

Suy nhược toàn thân và cằn cỗi ở phụ nữ: ích mẫu 30 - 60g, nấu với trứng gà hay thịt gà, ăn bình thường.
Xem thêm: cây nở ngày đất chữa bệnh gì

Thuốc bổ huyết điều kinh: ích mẫu 80g, nghệ đen (nga truật) 60g, ngải cứu 40g, hương phụ 40g, hương nhu 30g. Tất cả sao vàng tán bột mịn, luyện với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 viên.

Hạt ích mẫu (sung úy tử): chữa phù thũng, thiên đầu thống , thông tiểu.

Đằng hoàng chữa viêm phế quản

Hỏi: Xin cho hỏi đằng hoàng có phải là hoàng đằng không ạ?

(Trần Văn Tý - An Giang)
Trả lời: Đằng hoàng còn gọi là vàng nhựa, vàng nghệ, gommegutte, đom rông, cam rông, roeng (Campuchia).
Tên khoa học Garcinia hanburyi Hook. f (Cambogia gutta Lour, (non L.).

Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae).
Đừng nhầm vị đằng hoàng (Gomme gutte) với vị hoàng đằng (xem vị này). Đằng hoàng là vị thuốc được dùng trong cả đông y và tây y. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đã ghi từ thế kỷ X và trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc) có ghi vị này (thế kỷ XVI). Đằng hoàng được dùng ở châu Âu vào năm 1603 (lúc đầu người ta cho đây là dịch mủ của một cây loại xương rồng, mãi tới 1864 Hanburyi mới nghiên cứu xác minh cẩn thận).
Xem thêm: cay no ngay dat
http://thegioivitamin.org/wp-content/themes/shopperpress/thumbs/2014/11/cay-no-ngay-dat-kho-300x300.jpg
Mô tả cây
Cây to cao 10 - 20cm, thân nhẵn, thẳng đứng, cành ngả xuống đất. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình bầu dục hay hình mác, hai đầu hơi tù, phiến lá dai, nguyên nhẵn, dài 10 - 20cm, rộng 3 - 10cm. Hoa khác gốc, hoa đực mọc ở nách lá, đơn độc hay tụ thành 3 - 6, có cuống, có lá kèm nhỏ, hoa cái mọc ở nách lá, đơn độc, to hơn hoa đực. Quả mọng hơi hình cầu, đường kính 2 - 5cm, phía cuống có đài tồn tại, 4 ngăn, mỗi ngăn có một hạt hơi cong hình cung. Mùa hoa tháng 12 - 1, mùa quả tháng 2 - 3.

Phân bố, thu hái và chế biến
Theo những tài liệu cũ thì cây chỉ mới thấy mọc ở miền Nam nước ta, ở Campuchia và Thái Lan. Cần chú ý phát hiện ở miền Bắc. Còn được trồng ở Giava (Indonesia) và Singapore.
Tất cả các bộ phận của cây đều có những ống bài tiết nằm trong mô vỏ, trong like, tủy và cả trong mô gỗ. Thường sau mùa mưa (ở miền Nam, vào các tháng 1 - 5) người ta dùng rìu khía thành vòng xoắn ốc trên thân, những khía sâu vài mm từ dưới đất lên đến cành thứ nhất. Một chất dịch mủ màu vàng chảy ra được hứng vào các ống tre, sau một thời gian nhựa mủ đặc lại. Hơ nóng đều ống tre cho nước bốc hết đi. Chẻ lấy vị đằng hoàng. Mỗi cây mỗi năm có thể cho ba thỏi đằng hoàng dài 0,50cm, đường kính 4cm. Loại đằng hoàng thỏi này được chuộng nhất trên thị trường tiêu thụ. Nhưng có khi vị đằng hoàng còn đang mềm, người ta nặn thành bánh hay thành miếng to nhỏ không đều. Có nơi người ta uốn cong cả cành đằng hoàng cắt đầu cho nhựa mủ chảy ra, hứng vào ống tre hay vại rồi chế thành đằng hoàng thỏi hay miếng như trên.
Xem thêm: tac dung cay no ngay dat


Công dụng và liều dùng
Đằng hoàng hiện nay ít dùng. Trước đây dùng làm thuốc tẩy nhẹ với liều 0,10 - 0,15g. Với liều 4g có thể chết.
Tại Campuchia người ta dùng chữa cảm và viêm phế quản.
Ngoài ra còn có tác dụng tẩy giun và tẩy sán.
Trong công nghiệp dùng trong sơn, vẽ màu và chế vecni phủ lên kim loại.
Xem thêm: cây nở ngày đất trị gút

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Đông y chữa béo phì thế nào ?

Theo Đông y, béo phì là do đàm nhiều, thấp nhiều và khí hư gây nên dẫn đến rối loạn chuyển hóa, làm tích trệ mỡ dư thừa, khiến các cơ quan nội tạng không vận hóa được, làm mất cân bằng âm dương.

Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, cho biết, béo phì có rất nhiều nguyên nhân gây ra, người béo phì cần phải thăm khám tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để có bài thuốc đặc trị phù hợp. Ông giới thiệu hai bài thuốc Đông y chữa béo phì cho người béo ăn khỏe và người béo chán ăn:

Xem thêm: cay no ngay dat

http://thegioivitamin.org/wp-content/themes/shopperpress/thumbs/2014/11/cay-no-ngay-dat-kho-300x300.jpg
Bài 1:

Đối với những người béo mập có biểu hiện ăn khỏe, thèm ăn, ăn máu đói thích ăn đồ ngọt béo thì cần dùng bài thuốc dưỡng âm thanh nhiệt, lợi thấp giúp giảm cảm giác thèm ăn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hoàng cầm 12 g, chi tử 12 g, đan sâm 12 g, thiên hoa phấn 12 g, ngọc trúc 12 g, sinh địa 12 g, bạch thược 12 g, quế chi 8 g, táo 3 quả, cam thảo 4 g, trạch tả 12 g, hà thủ ô 12 g, thảo quyết minh 12 g.

Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bắt, chia thành 3 lần uống trong một ngày.

Bài 2:

Đối với những người béo, ăn ít vẫn béo, chán ăn, người nặng nề, mệt mỏi, không muốn vận động. Theo đông y là do dương khí kém, thường thấp trệ, mất cân đối âm dương, cần phải dùng bài thuốc giúp tăng cường dương khí, trừ đàm thấp, tăng cường vận hóa, tiêu mỡ.

Sơn tra 16 g, trần bì 16 g, bán hạ 12 g, xương truật 12 g, quế mỏng 10 g, đẳng sâm 12 g, hoàng kì 12 g, trạch tả 12 g, sa tiền 12 g , chỉ xác 12 g, thạch xương bồ 12 g , tì giải 12 g, linh bì 12 g, cam thảo 4 g, táo 3 quả, đan sâm 12 g.

Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bắt, chia thành 3 lần uống trong một ngày.

Theo lương y Hải, béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Người mắc bệnh béo phì, nếu không được điều trị, không có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính, nguy hiểm như cao huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến...
Xem thêm: cây nở ngày đất chữa bênh gout


Béo phì dẫn đến nhiều bệnh tật. Ảnh: The Guardian.
Lương y khuyến cáo, ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị, người béo phì cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập. Nên ăn thức ăn sạch bởi chính những chất kích thích trong thực phẩm hiện nay là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Ăn nhiều rau quả, ít chất đạm, ngọt và chất béo, kể cả dầu, bơ thực vật, hoa quả ngọt, kiêng rượu, cà phê. Những người này không nên ăn đêm muộn.

Theo lương y, hiện nay nhiều người truyền nhau cách uống dấm chua để giảm cân, tiêu mỡ. Tuy nhiên cách làm này là phản khoa học, có thể ảnh hưởng đến dạ dày và gan trầm trọng.

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người béo phì cũng cần tăng cường hoạt động thể lực như thể dục thẩm mỹ, đi bộ nhanh, chạy, bơi, leo núi. Có thể tập bằng các dụng cụ thể thao như xe đạp, chạy bộ trên băng, máy massage bụng... Sau khi ăn bữa tối, không nên nằm nghỉ ngay mà đi bách bộ khoảng 20 phút.
Xem thêm: cây nở ngày đất chữa bệnh gì

Suy giãn tĩnh mạch chữa thế nào ?

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, Trưởng đơn vị Phẫu thuật Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, bệnh lý tĩnh mạch rất thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 30% dân số trưởng thành. Biểu hiện của bệnh rất đa dạng từ nhẹ là sự xuất hiện của những tĩnh mạch mạng nhện li ti dưới da đến nặng là biến chứng thuyên tắc động mạch phổi có thể gây tử vong.
Xem thêm: cay no ngay dat

Tại Việt Nam, với sự phát triển của ngành y tế, bệnh tĩnh mạch được phát hiện ngày càng nhiều hơn. Các phương pháp điều trị cũng thay đổi theo hướng ít xâm lấn, phù hợp với xu hướng phát triển y học thế giới và đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

Bác sĩ Thanh Phong cho biết, cấu tạo của hệ thống tĩnh mạch bao gồm các tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Bệnh lý của tĩnh mạch nông thường liên quan đến suy giãn tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé và các nhánh. Trước đây, việc điều trị thường là phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch hiển và các nhánh. Nhược điểm của phương pháp là gây đau, bầm máu, để lại sẹo xấu hoặc gây tổn thương nhánh thần kinh hiển. Nhằm khắc phục vấn đề này, khuynh hướng điều trị hiện nay là sử dụng sóng cao tần hoặc tia laser để triệt bỏ tĩnh mạch hiển và các nhánh bị bệnh. Kết quả cho thấy các phương pháp này mang lại hiệu quả tương đương với phẫu thuật kinh điển nhưng có ưu điểm là ít đau, ít bầm máu, không sẹo và nhanh hồi phục.
Xem thêm: tac dung cay no ngay dat

http://thegioivitamin.org/wp-content/themes/shopperpress/thumbs/2014/11/cay-no-ngay-dat-kho-300x300.jpg
Trong các bệnh lý về tĩnh mạch sâu, bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cần được quan tâm nhất vì ngoài nguy cơ gây thuyên tắc phổi còn có thể dẫn đến tử vong, hội chứng hậu huyết khối cũng ảnh hưởng nặng nề đến khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Với những trường hợp này, trước đây hướng dẫn điều trị trên thế giới chỉ khuyến cáo nên dùng kháng đông. Tuy nhiên, khuyến cáo mới cập nhật chỉ ra rằng việc can thiệp lấy huyết khối bằng phẫu thuật và can thiệp nội mạch sẽ giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng hậu huyết khối, khuyết khối cấp tái phát và thuyên tắc phổi.

Trong đó, hội chứng hậu huyết khối là một hậu quả nặng nề của bệnh, thể hiện dưới dạng suy tĩnh mạch mạn tính ở các mức độ khác nhau từ phù chân, thay đổi tình trạng da đến loét chân. Điều trị trước đây chủ yếu là băng ép chân và các thuốc trợ tĩnh mạch, cho kết quả hạn chế. Khuynh hướng hiện nay là phục hồi lưu thông tĩnh mạch chủ - chậu - đùi bằng cách nong bóng và đặt stent qua can thiệp nội mạch cho hiệu quả tốt hơn, giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Xem thêm: cây nở ngày đất trị gút

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Thuốc Đông Y gia truyền chữa gout hiệu quả thế nào ?

Để chứng thực tác dụng của bài thuốc Đông y gia truyền được nhiều bệnh nhân mắc Gout lâu năm nhắc tới trong thời gian qua, chúng tôi quyết định tìm gặp nhân vật sở hữu bí quyết gia truyền chữa Gout, chị là lương y Nguyễn Thị Hường. Được biết, lương y Nguyễn Thị Hường đã tốt nghiệp trường Cao đẳng y tế Hà Đông. Tuy am hiểu rất rộng về kiến thức Tây y, nhưng lương y Hường vẫn khiêm tốn cho rằng kiến thức về y học Cổ truyền Đông phương mới là nền tảng thực sự của chị. Lương y Nguyễn Thị Hường là truyền nhân đời thứ ba của gia đình có truyền thống chuyên chữa các bệnh về xương khớp. Hiện nay chị đang nắm giữ các bài thuốc có thể điều trị cho hơn hai mươi loại bệnh liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, đau mỏi vai gáy, gai cột sống, vôi hóa cột sống,…

Xem thêm: cay no ngay dat

http://thegioivitamin.org/wp-content/themes/shopperpress/thumbs/2014/11/cay-no-ngay-dat-kho-300x300.jpg

Nói về bệnh Gout, lương y Nguyễn Thị Hường chia sẻ, Gout là một dạng viêm khớp đặc biệt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout, trong đó nguyên nhân chính là do rối loạn chuyển hóa và chế độ ăn dư thừa chất dẫn tới lượng axit uric trong máu tăng và lắng đọng ở khớp gây đau nhức.

Khi đã xác định được gốc rễ của căn bệnh, lương y Nguyễn Thị Hường đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc chữa xương khớp có lịch sử hơn ba trăm năm nay để ứng dụng chữa thành công bệnh Gout. Nguyên liệu trong bài thuốc chữa Gout của chị bao gồm các thảo dược lành tính có tác dụng vừa công vừa bổ đối với xương khớp như: hạt chuối sứ, củ sơn thục, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ, củ ráy tía, củ khúc khắc, cây bồ công anh,… “Nguyên tắc trong bài thuốc trị Gout của tôi là trị dứt điểm huyết ứ, bởi huyết mạch không thông là nguyên nhân gây ra những đau đớn của bệnh Gout”.

Sau buổi nói chuyện, lương y Hường dẫn chúng tôi đi tham quan kho thuốc của gia đình. Từng loại thuốc được xếp loại rõ ràng, để nơi thoáng mát. Chúng tôi thắc mắc khi mỗi ngày chị tiếp hàng chục bệnh nhân nhưng lượng thuốc trong kho như sắp hết, liền được chị giải đáp. Do sợ ẩm mốc hoặc thuốc để lâu không dùng tới làm mất tác dụng nên chị chỉ đặt lấy với số lượng vừa đủ. Nguồn gốc nhập thảo dược được chị Hường “rất khó tính” chọn lựa, hầu hết số thuốc có trong kho chị đều nhập của một gia đình mấy đời trồng thuốc quý tại một huyện vùng núi của tỉnh Hòa Bình.

Khi được hỏi, chị không sợ khi chia sẻ hết những vị thuốc quý trong bài thuốc sẽ có người “bắt chước” bốc thuốc của chị thì sao? Chúng tôi liền nhận được một nụ cười hiền từ của chị, “Dù là người am hiểu về Đông y, có đủ các loại thuốc trong tay mà không có công thức định lượng chính xác thì không thể bốc được thuốc có tác dụng chữa khỏi bệnh Gout được. Ngay trong gia đình tôi hiện nay, chỉ mình tôi biết cách bốc thuốc đúng công thức, các chị em trong nhà cũng không có được”.
Xem thêm: cây nở ngày đất chữa bênh gout


Bệnh nhân đến bốc thuốc.
Lương y Hường nhắc nhở thêm, đối với những bệnh nhân mắc Gout cần tuyệt đối kiêng rượu bia và ăn các chất chứa nhiều đạm như thị chó, lòng lợn tiết canh, thịt bò,…Đồng thời, người bệnh nên có thái độ lạc quan, có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ để giúp cơ chế tự điều hòa lượng axit uric diễn ra thuận lợi.

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, dù mới chỉ tiếp xúc và chứng kiến lương y Hường làm việc trong một ngày nhưng chúng tôi hiểu hơn nhiều về bệnh Gout. Thời gian không cho phép nên chúng tôi đành tạm chia tay chị, hẹn chị một ngày gần nhất quay trở lại. Chúc vị nữ lương y trẻ tuổi, tài năng luôn có nhiều nhiệt huyết và giữ được cái tâm trong sáng để giúp đỡ nhiều bệnh nhân Gout ở khắp mọi miền đất nước thoát khỏi đau đớn. Chúng tôi tin rằng, những đóng góp thầm lặng của lương y Nguyễn Thị Hường sẽ giúp cho xã hội Việt Nam khỏe mạnh, phồn vinh, giàu có hơn trong tương lai.
Xem thêm: cây nở ngày đất chữa bệnh gì

Thuốc nam thần kỳ chữa bệnh gout

Gặp nhóm phóng viên chúng tôi tại nhà lương y Nguyễn Thị Hường, trú tại Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – TP Hà Nội, Hà Nội, bác Trần Văn Hạnh (63 tuổi, Nam Định) cho biết, bác vừa phải cắt bỏ một bên thận vì biến chứng của bệnh Gout mãn tính gây nên.

“Tôi bị Gout hơn 8 năm nay, đã uống rất nhiều loại thuốc nhưng chỉ đỡ được một thời gian chứ không khỏi hẳn. Tôi thường xuyên mất ngủ về đêm vì những cơn đau do Gout hành hạ, các khớp xương đầu gối, xương ngón chân cái, xương ngón tay đều nóng đỏ, sưng mọng. Một tháng tôi phải đau mất 20 ngày theo từng cơn. Khi cơn đau giảm xuống thì chỗ sưng đỏ rất ngứa, khó chịu khiến tôi chẳng lúc nào cảm thấy thoải mái”, bác Hạnh chia sẻ.
Xem thêm: cay no ngay dat

Sau nhiều lần uống thuốc Tây, thuốc Bắc, thuốc Nam không khỏi, bác Hạnh trở nên tuyệt vọng và sống mòn với căn bệnh “nhà giàu” này. Trong một lần nhập viện vì cơn đau Gout cấp, bác Hạnh được một người phụ nữ quê ở Xuân Mai- Hà Nội giới thiệu đến lương y Nguyễn Thị Hường. Ngay ngày hôm đó, con gái cả của bác Hạnh gọi điện cầu cứu lương y Nguyễn Thị Hường.

Qua điện thoại, lương y Hường nhận cắt cho bác Hạnh 10 thang thuốc uống trong vòng một tháng. Hẹn sau một tháng bác đi xét nghiệm lại xem lượng axit uric trong máu ra sao rồi hãy đến lấy thuốc tiếp.


Lương y Nguyễn Thị Hường đang khám cho các bệnh nhân.
Không ngờ, sau một tháng dùng thuốc, cơn đau xương khớp của bác Hạnh dần giảm rõ rệt. Tháng 2/2015, bác đến bệnh viện E (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) khám lại thì thấy lượng axit uric trong máu đã trở về mức bình thường 420 μmol/lít (trước đây lượng axit uric trong máu của bác Hạnh luôn trên 600 μmol/lít). “Ngay chính bản thân tôi cũng cảm thấy sức khỏe tiến bộ rất nhiều, tôi không còn bị mất ngủ về đêm và tăng được hơn 3kg kể từ khi uống thuốc của lương y Nguyễn Thị Hường”, bác Hạnh chia sẻ thêm.

Bác Hạnh cho biết thêm, lần này bác đến để lấy thêm thuốc uống cho bệnh khỏi dứt điểm và tiện thể xuống gặp mặt ân nhân đã cứu mình thoát khỏi nỗi đau đớn hành hạ bản thân suốt 8 năm trời.

Không phải cắt một bên thận như bác Hạnh nhưng ông Trần Công Chiến (70 tuổi, Vĩnh Phúc) đã mất đi 4 ngón chân vì biến chứng bệnh Gout. Ông Chiến cho biết, trước đây ông làm nghề lái xe nên thường xuyên đi xa nhà, ăn uống thất thường, bữa nào cũng rượu bia, thịt cá lu bù. Chính lối sống nay đây, mai đó không giữ mình, ăn quá nhiều chất bổ khiến ông mắc phải căn bệnh Gout cấp tính từ năm 2010.

Ban đầu các khớp ngón chân, ngón tay sưng to, mọng nước, thậm chí những cơn đau còn khiến ông phát sốt. Các cục tô phi mọc khắp các khớp ở bàn chân khiến ông không thể đi giày, nhìn rất mất mỹ quan. Hoảng loạn khi bị bệnh, ông Chiến cũng tìm đủ mọi cách, đến rất nhiều nơi như Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Huế, Đà Nẵng,…tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mình. Nhưng cơn đau chỉ giảm một thời gian rồi lại quay trở lại.

Chỉ trong năm 2014, ông đã mất liên tiếp 2 ngón chân cái, 2 ngón chân út vì chúng lần lượt bị hoại tử do các cục tô phi vỡ ra. Nếu không cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác của bàn chân.
Xem thêm: tac dung cay no ngay dat


http://thegioivitamin.org/wp-content/themes/shopperpress/thumbs/2014/11/cay-no-ngay-dat-kho-300x300.jpg
Ngoài những bệnh nhân bị gút tìm đến lương y Hường, còn có rất nhiều những bệnh nhân bị xương khớp.

Tình cờ, ông Chiến đọc được bài báo viết về cách chữa Gout bằng Đông y gia truyền trên mạng nên tìm đến tận nơi nhờ lương y thăm khám. “Tôi uống hết thang thuốc thứ mười thì nhận thấy cơ thể thay đổi rõ rệt. Những cơn đau chỉ còn thoáng qua, các cục tô phi ở khớp ngón chân, đầu gối dần xẹp lại. Giá mà biết đến lương y Nguyễn Thị Hường sớm thì tôi đã không phải khổ sở nhiều năm như vậy. Lương y Hường nói tôi chỉ cần uống hết tháng thuốc nữa là có thể trở về khỏe mạnh như bình thường”, ông Chiến chia sẻ.

Cùng đến thăm khám ngày hôm đó còn có câu chuyện của chàng thanh niên mới 27 tuổi đã chớm mắc Gout. Anh là Nguyễn Hồng Trường (Từ Sơn, Bắc Ninh). Anh Trường cho biết, hơn 3 tháng gần đây anh thường xuyên bị các cơn đau khớp đột ngột kéo dài từ 2-3h sau đó giảm dần. Đi khám được các bác sĩ chuẩn đoán anh chớm mắc Gout nên liền tìm đến nhà lương y Hường nhờ chị cắt thuốc điều trị, tránh để nặng bệnh phát triển thành những biến chứng nguy hiểm khôn lường.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout không chỉ dừng lại ở thận hay bị hoại tử các ngón tay, ngón chân. Nhiều trường hợp mắc Gout đã bị tử vong do biến chứng béo phì, tăng Lipid máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…Theo ước tính, có khoảng 0,3% dân số người lớn mắc phải căn bệnh thời hiện đại này. Trong số đó, 90% là đối tượng nam giới trên 45 tuổi. Điều đáng chú ý, đối tượng mắc Gout đang có xu hướng trẻ hóa.
Xem thêm: cây nở ngày đất trị gút